Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

LÒ GÒ KÝ SỰ


Nhiều sự kiện quá, không biết nên bắt đầu ra sao.

Đại loại là vào ngày mà người ta cho là tận thế, chúng tui gồm 15 người mần 1 chuyến du lịch Rừng quốc gia Lò Gò-Xa Mát (biên giới Tây Ninh VN-Campuchia). Đoàn đi lúc 17g45 ngày 21/12, đến nơi lúc 21 giờ, khai vị bằng lòng heo lai rừng và… nhậu. Mồi màng bao la.

Rồi đốt lửa trại, đàn hát thâu đêm, rượu bia loạn xạ. Khi cần lấy nước trong người ra, ta đi vài bước ra xa lửa trại, vừa đứng, vừa thưởng thức tiếng suối ồ ồ vui tai (suối này là suối rừng nha, hông phải suối tui đâu). Chợp mắt 1 tí, tỉnh dậy, buồng phổi trong veo, đầu óc tỉnh táo, linh hoạt như chưa hề có cuộc xỉn say, vì ô-xy trong rừng, ta nói dư dả.

Tiếp tục ăn sáng với cháo cá lóc, cá lăng. Ngang đây mở ngoặc tí: trí nhớ tui hơi kém, không nhớ mình ăn bao nhiêu chén (nghe thằng Triều nói 6, ông Thiện kiu 8). Xong, đi thuyền dọc sông Vàm Cỏ lặng tờ, hai bên xanh um cây cối. Ghé bến Gừa, nơi có cây gừa xòe tán rộng mấy chục mét, rồi đi tiếp đến cột mốc 132, neo thuyền, đi bộ theo đường mòn, ra 1 lán trại của đội giữ rừng.

Tui xấu bụng, phải lẻn đoàn vô 1 đám cây, “vệ sinh sinh thái, thoải mái trong rừng”, vừa ngồi vừa nghe mấy chị đứng làm người mẫu bên đám nấm rừng, nói cười ầm ĩ: “Nấm cũng đẹp mà người cũng đẹp”. He he, chột dạ quá ta, mình đã núp kỹ, hông lẽ bị phát hiện?

Đến trại nhâm nhi trà, quay lại bến, ùm xuống sông mò chem chép. Chem chép nằm dưới đáy sông, nhiều đến nỗi ông tài xế mỗi lần lặn xuống là vốc được 5-6 chú. Nướng tại chỗ, ngọt quá xá.

Trưa, mò về lại Trạm, ăn sơ sơ 5 chén cơm, với thức ăn đạm bạc gồm gà ta nướng, cá lóc nướng, cá lòng tong chiên và  kho tiêu, canh chua cá bông lau. Hơ hơ, no quá, phải đi lom khom.

Đã vậy, trên đường về, ngang qua thị xã Tây Ninh, còn bị mấy ông bản địa kiu vô quán Đồng Quê, ăn thêm đủ thứ, uống rượu chuối hột đóng chai, hức hức. Sao tui chịu nổi hả chời? Thiệt đúng là ngày tận thế, khổ quá đi mà!

Tặng quý bạn bè series ảnh phong cảnh tạm đặt tên là “Chết cũng đáng”:
Trở về dòng sông tuổi thơ
Suối hát. Đây là một trong hàng chục con suối nhỏ đổ ra sông Vàm.
Thanh bình. Cò này k phải cò nhà đất nên rất dễ thương
Vùng trời bình yên. Đàn cu xanh chào đón đoàn khách lạ
Lặng lờ. Vàm Cỏ iu thương như tình em gái nhỏ
Thuyền vào vô tận
Bóng thời gian
Vớt bông súng trên sông Vàm
Chiến lợi phẩm
Hoa sóng
Kỷ vật rừng già (nấm)
Sương khói rừng thiêng
Nướng chem chép



Nụ cười biên ải (Cô này hướng dẫn DL k chuyên. Thứ gì cũng đẹp, mỗi tội có chồng rồi, lên xe bông cách nay 2 tuần)
Đóng phim luôn

Ủa, nó cho tải có nhiêu đây hả ta? Mình mới qua Blogger, chưa rành lắm. Quý bạn thích tấm nào, chê tấm nào? Hehe

Trỏ chuột vô hình, nó mới chớp nhak










Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chính sách “khó lường”của TQ ở Biển Đông


PNO - Ngày 10/12, hãng tin Reuters đăng bài phân tích của tác giả John Ruwitch về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, PNO giới thiệu với độc giả bài viết này.
Tàu hải giám TQ ngoài khơi tỉnh Phú Yên (Việt Nam) ngày 26/5/2011 - Ảnh: Reuters /Petrovietnam

Hãy tưởng tượng nếu bang Hawaii của Hoa Kỳ thông qua một đạo luật cho phép cảnh sát cảng biển lên boong tàu và bắt giữ tàu thuyền nước ngoài hoạt động cách xa Honolulu đến 1.000 km (600 dặm)?

Điều đó đã xảy ra ở TQ một tuần trước đây. Tỉnh Hải Nam, nơi có khu nghỉ mát bên bờ biển nhiệt đới và một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của TQ, đã ủy quyền cho một đơn vị của cảnh sát ngăn cấm tàu bè nước ngoài hoạt động "bất hợp pháp" trong hải phận của hòn đảo này, mà theo TQ, vùng biển đó bao gồm phần lớn Biển Đông có nhiều khu vực đang tranh chấp nặng nề.

Vào thời điểm khi cộng đồng quốc tế tìm kiếm ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một siêu cường đang phát triển một sự trưởng thành và lãnh đạo ngày càng uy tín trên trường quốc tế, thì “sự tối tăm” của TQ, nhất là chính sách đối ngoại rời rạc, đã gây ra sự hỗn loạn và căng thẳng ngày càng leo thang trong khu vực.

Việt Nam và Philippines, các nước đã tuyên bố chủ quyền trên những khu vực rộng lớn ở Biển Đông, cùng với Brunei, Malaysia và Đài Loan (TQ), đã có tuyên bố chính thức phản đối các quy tắc của tỉnh Hải Nam.

Ấn Độ, nước cùng Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí Biển Đông, tuần trước tuyên bố “sẵn sàng gửi tàu hải quân” đến khu vực này để bảo vệ lợi ích của mình. Hoa Kỳ cũng công khai đề nghị Bắc Kinh làm rõ những quy định phi lý trên, nhưng đến nay không có kết quả.

"Điều đó thực sự là không rõ ràng đối với hầu hết các quốc gia ", Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke nói với Reuters tuần trước - "Cho đến khi chúng tôi thực sự hiểu đó là cái gì, thì không có gì để bình luận. Trước tiên, chúng ta cần làm rõ phạm vi và mục đích của các quy định này".

Thực tế là, việc một chính quyền cấp tỉnh có thể đơn phương làm xấu đi một trong các vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của TQ cho thấy sự bất bình thường, cũng chính là mối nguy hiểm tiềm tàng, trong việc hoạch định chính sách trong khu vực này, theo các nhà phân tích quốc tế. "Nó cho thấy một mớ hỗn độn trong chính sách đối ngoại của TQ liên quan đến Biển Đông", một nhà ngoại giao phương Tây ở TQ phát biểu với đề nghị không nêu tên.

Theo báo cáo đầu năm nay của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), không ít hơn 11 thể chế chính quyền ở TQ – từ du lịch cho đến hải quân - đóng vai trò trong vấn đề Biển Đông. Theo ICG, tất cả các thể chế ấy đều có khả năng gây ra các hành động dẫn đến hậu quả về ngoại giao.

Đó chính xác là những gì xảy ra trong trường hợp các quy định của Hải Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Wu Shicun, quan chức ngoại vụ cấp cao của tỉnh Hải Nam cho biết, ông nghĩ rằng các quy tắc do địa phương thông qua cũng đều phải được Bắc Kinh thông qua. Nhưng khi gặng hỏi, ông lại nói vì ông không phải là thành viên Đại hội đại biểu nhân dân, nên không thể khẳng định chắc chắn Bắc Kinh đã làm như vậyhay không, hoặc là trên thực tế, lãnh đạo Trung ương thậm chí chỉ nhìn thấy các quy định mới trước khi nó trở thành chính thức.

Trong khi đó, các tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục phát sinh. Tuần trước, Việt Nam tố cáo tàu đánh cá TQ cắt cáp một trong những tàu nghiên cứu dầu khí của Việt Nam. Báo cáo của ICG cho biết, tàu đánh cá TQ được các chính quyền cấp tỉnh khuyến khích trong một số trường hợp nhất định thực hiện việc gây sức ép bên ngoài.

Một vấn đề khác khiến các nước trong khu vực phẫn nộ là bản đồ trong hộ chiếu mới của TQ in đường lưỡi bò để xác định chủ quyền của TQ bao gồm hầu hết Biển Đông.

Trong cuộc họp báo gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi đã tỏ ra thiếu thông tin về các quy định hàng hải của Hải Nam, và Bộ Ngoại giao TQ tạo nên ấn tượng cơ quan này tham gia “cuộc chơi trốn tìm”. Điều này khẳng định ý kiến của một nhà ngoại giao TQ là hộ chiếu “đường lưỡi bò” – do Bộ công an TQ cấp - là “một đóng góp” để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của TQ!

Trong tương lai gần, ban lãnh đạo mới của TQ do ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề trong nước, chính sách đối ngoại ở vị trí thứ yếu, học giả Stephanie Kleine-Ahlbrandt, tác giả của báo cáo ICG về chính sách của TQ ở Biển Đông nói. "Trong bối cảnh đó, chúng ta sẽ ít thấy những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của TQ", bà khẳng định.

HOÀNG DIỆU (Theo Reuters)


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

C...Ư ...Ư...T...





Khi Entry “Hế lô, xin chào” của tui nhảy qua con số 864 views, “Uýt-ken giàu sự kiện” nhảy qua số 801, “Thơ chính chủ” từ số 6 nhảy qua số 7, cũng là lúc tui và hàng vạn người xem Y!Blog là “ngôi nhà thân thiết” nhận được hung tin.

Nhận tin, tui chợt nhớ lại đoạn kết trong truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp. Sau khi diện kiến Mị Nương công chúa, (ôngThiệp kết truyện) “Trương Chi chèo thuyền ra giữa dòng rồi buông một tiếng CỨT”.
Đọc thông báo của Y!Blog, tui cũng buông 1 tiếng  giống y Trương Chi “….C….ư…ư…ứ…ttttttttt”.

Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng chiều nay cũng vội
Khép lại từng đêm vui
Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay (TCS- Như 1 lời chia tay)
Cái đám Yahoo VN này nó coi khách hàng như cứt hết. Ba hồi nó kiu chuyển qua 360, ba hồi nó kiu phiên bản mới, giờ nó chính thức úp máng

Ha ha ha haaaaaaaaaaa. Nó coi mọi người k ra gì mà.
Yêu thương như nước trôi qua cầu, như đàn trỗi cung sầu, còn gì nữa đâu